• Tài nguyên
  • Thư viện ảnh
  • Hưởng ứng tháng hành động vì môi trường hưởng ứng ngày Môi trường thế giới và Ngày Quốc tế đa dạng sinh học năm 2021 tại trường Mầm non Hòa Bình

    Công tác dọn vệ sinh, phát quang bụi rậm hưởng ứng ngày vì môi trường của trường mầm non Hòa Bình

    Từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng của nạn suy thoái môi trường, con người đã bắt đầu ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống.

    Tại Hội nghị của Liên Hợp quốc về Con người và Môi trường tổ chức tại thủ đô Stockholm của Thụy Điển từ 5 đến ngày 6 tháng 6 năm 1972 là kết quả của những nhận thức và là hành động đầu tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cũng đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Nhân sự kiện này, Đại Hội đồng Liên Hợp quốc đã quyết định chọn Ngày Môi trường thế giới 5/6. Từ đó đến nay, vào ngày 5/6 hàng năm, lễ kỷ niệm trọng thể được tổ chức tại hơn 100 nước trên thế giới. Mục đích của Ngày Môi trường thế giới là tập trung sự chú ý trên toàn thế giới vào tầm quan trọng của môi trường và khuyến khích sự quan tâm chính trị và hành động bảo vệ môi trường. Sự kiện này làm cho các vấn đề môi trường mang tính nhân văn; trao quyền cho mọi người để trở thành tác nhân tích cực của quá trình phát triển bền vững và bình đẳng; nâng cao hiểu biết của các cộng đồng về vai trò then chốt làm thay đổi hành vi hướng tới các vấn đề môi trường; đảm bảo tất cả các quốc gia và các dân tộc được hưởng một tương lai an toàn và thịnh vượng hơn.

    Ngày Môi trường thế giới (ngày 05/6) do Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) phát động là sự kiện được Việt Nam hưởng ứng, tổ chức thường niên từ năm 1982 đến nay. Các hoạt động hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới đã trở thành phong trào rộng khắp trên phạm vi cả nước góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu.

    Ngày môi trường thế giới năm 2021 có chủ đề “Phục hồi Hệ sinh thái” (Ecosystem Restoration); đây cũng là năm Liên hiệp quốc phát động “Thập kỷ về phục hồi Hệ sinh thái” nhằm phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái và bị phá hủy để chống lại cuộc khủng hoảng khí hậu, tăng cường an ninh lương thực, nguồn nước và đa dạng sinh học.

    Thập kỷ Phục hồi Hệ sinh thái của Liên hợp quốc là một lời kêu gọi tập hợp nhằm bảo vệ và hồi sinh các hệ sinh thái trên toàn thế giới, vì lợi ích của con người và thiên nhiên. Nó nhằm mục đích ngăn chặn sự suy thoái của các hệ sinh thái và khôi phục chúng để đạt được các mục tiêu toàn cầu. Chỉ với các hệ sinh thái lành mạnh, chúng ta mới có thể nâng cao sinh kế của người dân, chống lại biến đổi khí hậu và ngăn chặn sự sụp đổ của đa dạng sinh học.

    Phục hồi hệ sinh thái có nghĩa là hỗ trợ phục hồi các hệ sinh thái đã bị suy thoái hoặc bị phá hủy, cũng như bảo tồn các hệ sinh thái vẫn còn nguyên vẹn. Các hệ sinh thái lành mạnh hơn, với đa dạng sinh học phong phú hơn, mang lại nhiều lợi ích hơn cho non người như đất đai màu mỡ hơn, sản lượng gỗ và cá lớn hơn và lượng khí nhà kính được lưu trữ lớn hơn. 

    Ngày 22/5 hàng năm được Liên hợp quốc chọn là Ngày quốc tế Đa dạng sinh học với mục tiêu nâng cao nhận thức cộng đồng về đa dạng sinh học. Đây là dịp để phản ánh trách nhiệm của chúng ta trong việc bảo vệ di sản quý giá này cho các thế hệ tương lai.

    Đa dạng sinh học và hệ sinh thái cung cấp các dịch vụ thiết yếu cho xã hội, đặc biệt là các dịch vụ điều tiết và hỗ trợ, giúp con người thích ứng với các tác động bất lợi của biến đổi khí hậu và rủi ro thiên tai. Ví dụ, các rạn san hô và thảm thực vật ven biển hỗ trợ chắn sóng và bảo vệ bờ biển.

    Mặc dù vậy, đa dạng sinh học trên toàn cầu đang bị suy thoái với tốc độ chưa từng có trong lịch sử loài người (IBPES, 2019). Tình trạng này đe doạ đến tiến trình phát triển bền vững của nhân loại. Chính vì thế, Liên hợp quốc kêu gọi áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên nhằm thúc đẩy bảo tồn đa dạng sinh học, sống hài hoà với thiên nhiên nhằm đóng góp chung vào nỗ lực toàn cầu trong bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và phát triển bền vững.

    Tiếp theo chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2020 kêu gọi con người sống hài hòa với thiên nhiên; chủ đề Ngày quốc tế Đa dạng sinh học năm 2021 là “Chúng ta là một phần của giải pháp -Vì thiên nhiên” nhấn mạnh rằng để sống hài hòa với thiên nhiên, để bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ thiên nhiên có rất nhiều giải pháp và con người là một mảnh ghép quan trọng trong các giải pháp này. Các giải pháp của con người dựa vào thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học là chìa khóa để giảm nhẹ biến đổi khí hậu, tăng khả năng phục hồi và thích ứng ở một số khu vực quan trọng, bao gồm bảo tồn và phục hồi rừng và các hệ sinh thái trên cạn; bảo tồn và phục hồi tài nguyên nước ngọt cũng như hệ sinh thái biển và đại dương, hệ thống nông nghiệp và thực phẩm bền vững. Công ước Đa dạng sinh học cũng nhấn mạnh con người là một phần của thiên nhiên chứ không tách rời khi thiên nhiên.

    Nhằm tổ chức các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả hưởng ứng Ngày Môi trường thế giới 05/6; Ngày quốc tế Đa dạng sinh học 22/5 năm 2021 Trường mầm non Hòa Bình đã phối hợp với phụ huynh cùng thực hiện công tác cệ sinh trường lớp, môi trường xung quanh, phát quang bụi rậm để tạo một cảnh quan xanh, sạch đẹp.